Quý Đối tác thân mến,
Thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý thuế, Grab xin thông báo kế hoạch và thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2021 đối với Đối tác có doanh thu trong năm 2021 ĐẠT trên 100 triệu đồng và hoàn thuế (nếu có) với những Đối tác có doanh thu năm 2021 CHƯA ĐẠT trên 100 triệu đồng như sau:
Doanh thu thực nhận từ các cuốc xe trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 – 31/12/2021 |
Áp dụng mức thuế suất thuế TNCN 1.5% |
Như đã thông báo đến Quý Đối tác, từ 01/08/2021, theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/06/2021 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh (“Thông tư 40”), Grab điều chỉnh chính sách áp dụng thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các khoản thưởng của Grab dành cho Đối tác Tài xế. Cụ thể như sau:
Khoản thưởng, hỗ trợ chi bằng tiền hoặc không bằng tiền (“Khoản Thưởng”) mà Đối tác nhận được trong quá trình hoạt động tại Grab, theo quy định tại Thông tư 40, sẽ được tính vào doanh thu tính thuế.
Theo đó, thuế suất thuế TNCN 1.5% cũng sẽ được áp dụng đối với các Khoản Thưởng nêu trên (áp dụng đối với các Đối tác có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm (tính từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021)).
Thuế TNCN từ các khoản thưởng trong giai đoạn từ 01/01/2021 – 31/07/2021 | Thuế TNCN từ các khoản thưởng trong giai đoạn từ 01/08/2021 – 31/12/2021 |
| Các khoản thưởng/ hỗ trợ được xem là doanh thu chịu thuế và áp dụng chung mức thuế suất thuế TNCN 1.5% |
Grab sẽ gửi THÔNG BÁO qua ứng dụng Grab Driver vào ngày 16/03/2022 và HOÀN TRẢ số tiền thuế TNCN phát sinh từ các khoản thưởng trong năm 2021 Grab đã khấu trừ (nếu có) vào Ví Dưới của Đối tác trước ngày 21/03/2022. Mong Đối tác lưu ý và kiểm tra trong phần Lịch sử ví.
1. Kế hoạch hoàn thành nghĩa vụ thuế với Đối tác có doanh thu chịu thuế năm 2021 trên 100 triệu đồng
Trường hợp | Kế hoạch thực hiện nghĩa vụ thuế 2021 | ||
CHƯA THỰC HIỆN nộp 50.000 đồng/ngày thông qua việc trừ ví trong năm 2022 | Đối tác sẽ nhận được tin nhắn trong ứng dụng Grab Driver và email thông báo về doanh thu và số tiền thuế cần nộp vào ngày 16/03/2022.
Grab sẽ hỗ trợ Đối tác hoàn thành nghĩa vụ thuế 2021 thông qua việc trừ Ví tín dụng (Ví trên) 50.000 đồng/ngày từ ngày 18/03/2022 đến khi hoàn thành xong, nhằm chia nhỏ số tiền phải đóng, giúp thuận tiện hơn cho Đối tác. | ||
ĐÃ THỰC HIỆN nộp 50.000 đồng/ngày thông qua việc trừ ví trong năm 2022. Nếu số tiền thuế Đối tác ĐÃ nộp | Nhiều hơn hoặc bằng | Số tiền thuế Đối tác CẦN nộp | Chúc mừng Đối tác đã hoàn thành nghĩa vụ thuế 2021!
Đối tác sẽ nhận được tin nhắn trên ứng dụng và email thông báo về doanh thu, số tiền thuế cần nộp và đã nộp cho năm 2021 vào ngày 16/03/2022. Grab sẽ hoàn lại khoản thuế nộp dư (nếu có) cho Đối tác trước ngày 21/03/2022. |
Ít hơn | Đối tác sẽ nhận được tin nhắn trong ứng dụng Grab Driver và email thông báo về doanh thu và số tiền thuế còn thiếu cần phải nộp vào ngày 16/03/2022.
Grab sẽ tiếp tục hỗ trợ Đối tác hoàn thành nghĩa vụ thuế thông qua việc trừ Ví trên 50.000 đồng/ngày từ ngày 18/03/2022 đến khi hoàn thành xong. |
2. Minh hoạ cách tính doanh thu chịu thuế và số tiền thuế cần nộp
DOANH THU CHỊU THUẾ | = | Doanh thu thực nhận từ các cuốc xe trong khoảng từ 01/01/2021 – 31/12/2021 (tiền cuốc xe sau khi đã trừ phí SDUD) | + | Tiền thưởng mang tính chất doanh thu từ 01/01 – 31/07/2021 (tiền thưởng Đối tác nhận được từ chương trình thưởng Ngọc, thưởng ngay sau mỗi cuốc xe và các chương trình thưởng khác) | + | Tiền thưởng từ 01/08 – 31/12/2021 (*) (bao gồm: tiền thưởng Đối tác nhận được từ chương trình thưởng Ngọc, thưởng ngay sau mỗi cuốc xe và các chương trình thưởng khác) |
Ví dụ: 105.000.000đ | = | 90.000.000đ | + | 5.000.000đ | + | 10.000.000đ |
THUẾ SUẤT (áp dụng với Đối tác đạt doanh thu > 100 triệu đồng) | = | 1.5% | + | 1% thuế TNCN | + | 1.5% thuế TNCN |
1.550.000đ Số tiền thuế Đối tác CẦN nộp năm 2021 | = | (1.5% x 90.000.000đ) = 1.350.000đ | + | (1% x 5.000.000đ) = 50.000đ | + | (1.5% x 10.000.000đ) = 150.000đ |
(*) Trên thực tế, từ ngày 01/08 – 31/12/2022 Grab đã hỗ trợ 0.5% thuế TNCN trên các khoản thưởng mà Đối tác nhận được trong khoản thời gian trên. Như vậy, phần thuế TNCN từ các khoản thưởng chỉ bị khấu trừ mức 1%.
Ví dụ:
Tiền thưởng mà Đối tác nhận được từ 01/08 – 31/12/2021 của Đối tác: 10.000.000đ
Số tiền thuế TNCN Đối tác phải nộp theo Thông tư 40 là: 10.000.000đ x 1.5% = 150.000đ (1)
Số tiền thuế TNCN được Grab hỗ trợ là: 10.000.000đ x 0.5% = 50.000đ (2)
Số tiền thuế TNCN thực tế Đối tác cần nộp = (1) – (2) = 150.000đ – 50.000đ = 100.000đ
Trường hợp Đối tác có thông tin thắc mắc cần hỗ trợ, Đối tác vui lòng truy cập mục Hỗ trợ trên ứng dụng Grab Driver để được hỗ trợ.
Mến chúc Đối tác hoạt động hiệu quả và an toàn.
Trân trọng,
Đội ngũ Grab.
STT | Câu hỏi | Giải đáp |
1 | Grab thực hiện việc khấu trừ thuế của cá nhân kinh doanh theo quy định nào? | Việc khấu trừ được thực hiện theo (i) Công văn 384/TCT-TNCN ngày 08/02/2017 của Tổng Cục Thuế về việc làm rõ chính sách thuế đối với hoạt động hợp tác kinh doanh của Công ty TNHH Grab, (ii) Quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 7 Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 19/10/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2021 (“NĐ 126”) và (iii) Công văn 16855/CT-TTHT ngày 08/12/2021 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh |
2 | Thuế suất là bao nhiêu? | A. Trường hợp Đối tác có thu nhập từ hoạt động hợp tác kinh doanh với Grab đạt trên 100 triệu/năm, Grab sẽ tiến hành khấu trừ như sau: – Đối với các khoản doanh thu chia sẻ: Khấu trừ 1.5% nghĩa vụ thuế trên tổng doanh thu chia sẻ của Đối tác. – Đối với các khoản hỗ trợ:
B. Trường hợp Đối tác có thu nhập từ hoạt động hợp tác kinh doanh với Grab ≤ 100 triệu/năm. – Không tính thuế |
3 | Grab có thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thuế cho cá nhân kinh doanh hay không? | KHÔNG. Grab chỉ thực hiện việc thu hộ và nộp hộ đối với doanh thu chia sẻ mà Đối tác nhận được từ các cuốc xe phát sinh từ ứng dụng Grab và các khoản hỗ trợ mà Đối tác nhận được từ Grab. |
4 | Tôi làm thế nào để biết mình đã được Grab khấu trừ nghĩa vụ thuế? | Hàng năm, Grab sẽ phát hành chứng từ khấu trừ thuế Thu Nhập Cá Nhân cho cá nhân kinh doanh nếu Đối tác yêu cầu. Grab thực hiện nghĩa vụ thu hộ, nộp hộ vào tài khoản kho bạc TP. Hồ Chí Minh cho từng CMND/mã số thuế của cá nhân kinh doanh. |
5 | Tôi có được giảm trừ gia cảnh hay không? | Thu nhập từ kinh doanh sẽ không được áp dụng giảm trừ gia cảnh. |
6 | Tôi có được khấu trừ các chi phí phục vụ việc kinh doanh ( xăng, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe ….) hay không ? | KHÔNG. Phương pháp tính thuế TNCN của cá nhân kinh doanh là phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu và các khoản hỗ trợ (không khấu trừ chi phí phục vụ kinh doanh). |
7 | Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân kinh doanh xe 2 bánh là khi nào? | Căn cứ công văn số 6605/CT-TTHT ngày 06/07/2018 của Cục Thuế TP.HCM về chính sách thuế cá nhân kinh doanh tham gia mô hình hoạt động xe 2 bánh: “…tổng hợp kê khai thuế theo mẫu số 01/CNKD hàng tháng/Quý…” Để thuận lợi cho việc thực hiện, định kỳ vào kỳ kê khai thuế, Grab lập một tờ khai chung để khai thay cho tất cả các cá nhân và kèm theo hồ sơ khai thuế danh sách các cá nhân với các thông tin cụ thể về CMND/mã số thuế, doanh thu, các khoản thưởng cá nhân được nhận, thuế đã khấu trừ và các thông tin có liên quan”. Như vậy: Định kỳ hàng tháng/Quý, Grab sẽ thực hiện kê khai thuế cho các cá nhân kinh doanh xe 2 bánh. |
8 | Điều gì sẽ xảy ra nếu Đối tác nộp chậm thuế? | Cơ quan quản lý thuế sẽ truy thu và áp dụng các mức phạt chậm với những trường hợp nộp chậm thu (căn cứ theo Điểm 1, Khoản 4 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/6/2016 của Bộ tài Chính). Vì vậy rất mong Đối tác nghiêm túc chấp hành và thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng hạn. Lưu ý: Thời hạn hoàn thành nghĩa vụ thuế là ngày 31/03 hằng năm. |
9 | Đối tác có hoàn cảnh khó khăn có được gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế? | KHÔNG. Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế; và văn bản số 6505/CT-TTKT1 ngày 25/06/2019 của Cục Thuế TP.HCM phản hồi về việc gia hạn nộp thuế. |